Sâu tấn công cây lúa bằng hai cách tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
a. Lúa ở giai đoạn mạ hoặc đẻ nhánh:
- Sâu nhả tơ nhờ gió đưa sang các bụi lúa lân cận hoặc rớt xuống nước và nhờ gió đưa theo dòng nước phân tán đến các cây khác.
- Sau khi phân tác đến các lá, sâu chui vào trong bẹ lá, ăn mặt trong của bẹ từ 3 – 5 ngày. Sang tuổi 2, sâu đục thân cây lúa chui vào bên trong thân ngay phía trên mắt, cắn phá đọt non, đọt bị héo khô, gọi là “chết đọt”.
b. Lúa sắp trổ hoặc mới trổ
- Sâu đục qua lá bao đòng chui vào giữa thân xong bò dần xuống phía dưới ăn đỉnh sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn chất dinh dưỡng nuôi bông làm cho bông bị lép trắng gọi là “bạc bông”.
c. Tỷ lệ sâu đục vào thân cây lúa cao hoặc thấp tùy theo độ tuổi của cây:
- Giai đoạn mạ hay còn nhỏ: không thuận lợi cho sâu non vì khó đục vào bên trong cây lúa.
- Giai đoạn lúa đẻ nhánh: bẹ rất mềm, sâu đục dễ dàng.
- Giai đoạn đứng cái: các tầng bao lá dày cứng và nhiều nên sâu đục khó khăn thường bị chết nhiều.
- Giai đoạn làm đòng: lúa chỉ có một bao đòng nên sâu đục vào thân lúa dễ dàng.
- Giai đoạn lúa trổ: thân cây lúa cứng nên sâu khó xâm nhập.
Điều kiện phát sinh phát triển:
- Điều kiện thời tiết vụ xuân tương đối ẩm đầu vụ, nhưng khi lúa trổ sẽ có không khí lạnh rất thích hợp cho sâu đục thân phát sinh phát triển.
Với những mối nguy hại lớn mà sâu đục thân gây ra, vậy làm sao để quản lý sâu đục thân hiệu quả mời bà con đón xem “Biện pháp quản lý sâu đục thân hiệu quả” ở phần tiếp theo!